christinesmith

Prominent
Jun 25, 2017
1
0
510
Như ai cũng biết thương hiệu là một cách nhận diện đối với khách hàng của mình. Một thương hiệu tốt luôn là yếu tố hàng đầu để khách hàng ra quyết định tin tưởng và chọn lựa mua hàng ngoài ra còn phải được tạo dựng trên những giá trị rõ ràng và phải tạo ra sự kết nối cảm xúc với người tiêu dùng. Một thương hiệu yếu sẽ rất vất vả trong việc từ khâu thuyết phục khách hàng đến việc chuyển đổi hành vi.
Tìm hiểu thêm: Đào Tạo SEO Chuyên Sâu Với Khóa Học SEO Chuyên Nghiệp - Kỹ Thuật Tăng Trust

jH9qcdx.jpg

Hãy dùng Marketing bằng kể chuyện

Chính vì vậy điều chúng ta cần làm là áp dụng nhiều phương án để nâng cao thương hiệu của mình. Trong các phương án đó đã nổi bật lên đó là Marketing Telling. Một hình thức cũng không quá mới nhưng cũng gây sức ảnh hưởng khá nhiều trong việc lan truyền thông điệp. Bằng cách thông qua kể một câu chuyện để kết nối, làm chất xúc tác để dẫn dắt người tiêu dùng hành động theo ý muốn của người sản xuất bởi người ta am hiểu rằng: Kể chuyện không chỉ là cách để kết nối quá khứ với hiện tại và tương lai mà còn là cách thức lan truyền cảm xúc giữa con người với con người. Marketing bằng kể chuyện (hay còn gọi là Storytelling Marketing) đang được ngày càng nhiều người sử dụng trong các chiến dịch xây dựng thương hiệu. Bởi nó có những đặc điểm như sau:
• Storytelling Marketing – sự kết nối cảm xúc
Storytelling chính là hình thức marketing dựa trên việc xây dựng, phát triển và lan tỏa những câu chuyện lý thú, có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới thương hiệu sản phẩm hay hình ảnh của doanh nghiệp. Trong khi đó, marketing kể chuyện có thể tác động tới cảm xúc và giúp nhóm mục tiêu hiểu được những giá trị mà các marketer muốn tạo ra
Với sự phát triển của công nghệ thông tin, vai trò kể chuyện của những marketer đã thay đổi rõ rệt. Sự phát triển của mạng xã hội đã giúp hình thành những cộng đồng trực tuyến, và cũng là thách thức mới cho các marketer đang theo đuổi chiến dịch storytelling.
Không còn là sự lưu hành một chiều, blogger hay thành viên giờ đây có thể phản hồi lại chiến dịch của marketer thông qua góp ý, bầu chọn, bình luận... khiến storytelling càng có sức lan tỏa rộng rãi. Không chỉ là kể chuyện, đó đã là đối thoại và xa hơn là tâm sự hai chiều giữa marketer và nhóm khách hàng mục tiêu.
Gần đây storytelling đã được nhiều tên tuổi lớn tại Việt Nam áp dụng. Ví dụ câu chuyện mì gấu đỏ. Câu chuyện bắt đầu bằng một cậu bé tên Tuấn bị bệnh ung thư. Được bác sĩ trả về vì đã không còn cách cứu chữa. Tuy nhiên cậu bé không hề hay biết, cậu bé đã tỏ vẻ mặt sung sướng vui mừng khi hay tin được bác sĩ cho về nhà khi đằng sau là sự đau lòng của tất cả người thân. Cậu vui cười và nói rằng “Ngày mai tớ được đi chơi cùng các bạn rồi”. Chính sự vui vẻ hồn nhiên đó là chạm vào tận đáy con tim của người xem vì sự cảm thương cho số phận nghiệt ngã cũng như sự vô tư của một đứa trẻ không biết mình đang trên bờ của cõi chết chỉ vì không có chi phí chữa trị. Từ đó mì gấu đỏ ra thông điệp kêu gọi đóng góp mua một gói mì là bạn đang đóng góp vào quỹ từ thiện cho trẻ em nghèo. Sau chiến dịch đó đã được sự ủng hộ của rất nhiều người tiêu dùng và doanh thu tăng lên vùn vụt.
Tuy nhiên bên cạnh lợi ích hữu hiệu thì vẫn còn khá nhiều thách thức cho các chiến dịch storytelling nhất là ở vấn đề chi phí. Những câu chuyện được dàn dựng công phu thường đòi hỏi đầu tư lớn do có kịch bản dài, chuỗi phim quảng cáo nhiều phần nên cần phát sóng với tần suất lặp lại lớn để khán giả không quên cốt truyện nên chi phí cao. Để khắc phục, một số giải pháp được nhiều công ty đề ra đó là kết hợp storytelling với viral marketing, biến câu chuyện thành những con virus được lây lan trong thế giới trực tuyến. Bên cạnh đó, còn là sự kết hợp với các chiến dịch PR quy mô, với sự tham gia của các phương tiện truyền thông như báo điện tử, truyền hình, truyền thanh, quảng cáo ngoài trời... để câu chuyện có sức sống mạnh mẽ, ăn sâu vào cảm xúc của nhóm đối tượng hơn. Liên quan: click here!

w8aD1N4.jpg

Storytelling Marketing – sự kết nối cảm xúc

Tất cả được gói gọn trong nguyên tắc G.R.E.A.T dưới đây
Glue: sự kết nối thông điệp marketing với những gì người tiêu dùng cho là thật, những câu chuyện hiệu quả chính là ở chỗ gắn chặt vào một nhóm niềm tin đặc thù, giữ vị trí nền tảng với thị trường mục tiêu
Reward - phần thưởng: những câu chuyện hay thường chứa những cam kết về phần thưởng xứng đáng.
Emotion - cảm xúc, sẽ là một câu chuyện tuyệt vời nếu nó tác động mạnh vào những tình cảm sâu lắng nhất của người nghe chứ không phải tư duy lý thuyết
Authentic - tin cậy: một câu chuyện tốt trước hết phải là một câu chuyện đáng tin và tất cả đều phải xây dựng trên những giá trị có thật
Target - mục tiêu: thành công chỉ có được nếu câu chuyện đượcc phát triển phù hợp với nhóm người nghe. Vì vậy marketer cần phân đoạn cho được những nhóm người chia sẻ sự tương đồng trong hành vi, quan điểm và cách sống.
Hy vọng với sự chia sẻ chiến dịch storytelling ở bên trên sẽ giúp cho thông điệp quảng cáo về sản phẩm kinh doanh của bạn ngày càng được nhiều người tin dùng và sẽ đạt hiệu quả cao trong kết quả hoạt động kinh doanh
Để hiểu thêm: https://www.facebook.com/ChuyengiadaotaoSEOOnlineMarketingEricDoan